Theo thống kê những năm gần đây, thị trường bán lẻ ngày càng trở nên sôi động tại Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ đã vô hình dung tạo ra các mô hình chiến lược bán lẻ phát triển phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ nhưng khi được hỏi thì nhiều người vẫn không hề biết bán lẻ có những mô hình nào và đơn vị kinh doanh của mình thuộc vào loại hình nào. Chính vì vậy ISSAC đã giúp bạn thống kê những mô hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay.
Bán lẻ là gì?
Bán lẻ (retailing) là việc mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Các tổ chức bán lẻ có quy mô rất khác nhau. Chúng có thể là một cửa hàng duy nhất hoặc các cửa hàng liên hoàn bao gồm nhiều chi nhánh, kể các cửa hàng bách hoá tổng hợp, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng giảm giá và hợp tác xã tiêu thụ.
Các hình thức bán lẻ phổ biến nhất hiện nay
- Bán lẻ thu tiền tập trung
- Bán lẻ thu tiền trực tiếp
- Bán lẻ tự phục vụ
- Bán trả góp
- Bán hàng tự động
- Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá
Các mô hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay

1. Mô hình bán hàng online
Trong những năm qua, kinh doanh online đã khẳng định vị thế là xu hướng kinh doanh dẫn đầu của tương lai. Mạng internet góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời tạo nên sự ảnh hưởng lớn đến ngành bán lẻ. Internet giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng, thị trường nhanh chóng và hiệu quả hơn. Kinh doanh online nhanh chóng trở thành kênh bán hàng phổ biến trong ngành bán lẻ.

Ngay cả những nhà cung cấp, phát triển các phần mềm quản lý bán hàng cũng đã tích hợp quản lý website bán hàng online. Điều đó giúp để thỏa mãn nhu cầu bán hàng hiệu quả cho người tiêu dùng. Rất nhiều đơn vị bán hàng thông qua của hàng cũng đã vận hành song song hai mô hình bán hàng online và offline.
2. Mô hình bán lẻ qua cửa hàng
Bán lẻ qua cửa hàng là mô hình bán lẻ lâu đời và hiệu quả hàng đầu hiện nay. Đặc thù của mô hình kinh doanh này là phải có cửa hàng cố định để mua sắm trực tiếp. Một số hình thức phổ biến ở Việt Nam: tiệm tạp hóa, trung tâm thương mại, siêu thị truyền thống,… Đối tượng khách hàng hướng tới chủ yếu là nhu cầu mua sắm cá nhân hoặc hộ gia đình.

Tuy nhiên cũng vẫn có những nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng chuyên biệt cho các tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ như các cửa hàng văn phòng phẩm, các cửa hàng máy tính và phần mềm…
3. Mô hình máy bán hàng tự động
Máy bán hàng tự động có mặt ở các nước phát triển đã khá lâu. Tuy nhiên, mô hình bán lẻ này chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 10 năm về đây. Giống như hình thức bán lẻ thông qua cửa hàng, chủ doanh nghiệp phải chọn đúng loại sản phẩm, vị trí đặt cửa hàng thích hợp với sở thích mua sắm của người tiêu dùng.

Đối với khách hàng, máy bán hàng tự động ghi điểm bởi tính tiện lợi nên rất được ưa chuộng. Loại hình kinh doanh này hấp dẫn ở chỗ doanh nghiệp không tốn phí đầu tư vận hành. Đặc biệt là nhanh chóng thu được tiền mặt. Người tiêu dùng cũng khá ưa chuộng hình thức này bởi tính tiện lợi của nó.
4. Mô hình bán lẻ chuyên biệt
Các đơn vị bán lẻ chuyên biệt nhắm đến những thứ mà người tiêu dùng “muốn’”. Mô hình này cải tiến hơn mô hình trên một chút. Bởi họ chú trọng đầu tư hơn tới những tiện ích, những trải nghiệm khi mua sắm, những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Đây là chiến lược để họ có thể tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn. Hơn nữa là của các website kinh doanh, của trào lưu thương mại điện tử. Nó mang lại sự gần gũi, chuyên dụng hơn các mô hình kinh doanh bán lẻ theo chuỗi. Hầu hết các cửa hàng chuyên biệt đều có quy mô nhỏ, không quá đông nhân viên.
Lưu ý với những ai muốn sở hữu mô hình này thì nên cẩn trọng trong việc lưu hành vốn. Chọn lựa địa điểm và nghiên cứu kĩ càng về thị trường tiềm năng.
5.Mô hình thông qua bưu chính
Người mua có thể đặt hàng qua điện thoại hoặc trang web và sản phẩm sẽ được giao qua đường bưu điện. Hình thức này khá phổ biến với những người sống xa khu vực mua sắm, những người già cả và những người không muốn mua hàng trực tiếp. Doanh nghiệp bán hàng sẽ thiết kế và in catalog/tờ rơi rồi đồng thời gửi đến vài ngàn khách hàng để họ lựa chọn và đăng ký mua sản phẩm.

Bán lẻ qua bưu chính thường được các doanh nghiệp áp dụng cho những hàng hóa thông thường, hàng hóa chuyên biệt, hàng hóa mới lạ, hàng đặt mua dài hạn (CD, DVD, sách báo) … Nó không đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn phòng, cửa hàng hay nhà kho. Tuy nhiên nhất thiết phải nắm được địa chỉ khách hàng để gửi catalog và có hệ thống nhận đặt hàng và giao hàng. Ở Việt Nam các siêu thị điện máy thường tích hợp phương pháp bán hàng này để đạt hiệu quả cao hơn
6. Mô hình không qua cửa hàng
Mô hình này không có cửa hàng cố định, giao dịch chủ yếu thông qua internet…Ngoại trừ máy bán hàng, tất cả các loại hình bán lẻ này đều không có địa điểm hay cửa hàng cố định để bày bán hàng.
Ưu điểm của lĩnh vực này: Không phải nhập hàng, trữ hàng với số lượng lớn. Bạn có thể chỉ nhập hàng mẫu để khách xem.Có thể lấy ảnh của nhà cung cấp để cho khách xem, khi khách hàng ưng ý thì bạn mới liên lạc để lấy hàng.
Nhược điểm: Không thể kiểm soát được lượng hàng nên hơi thụ động. Nhiều trường hợp khách hàng cần thì hàng trong kho đã hết hoặc không sản xuất nữa.
Vì sao các chuỗi bán lẻ đang theo đuổi mô hình cửa hàng nhỏ?
Không khó để phát hiện một xu hướng đang rộ lên trong lĩnh vực bán lẻ hiện nay. Chính là việc đồng loạt cho ra đời các phiên bản “cửa hàng bán lẻ thu nhỏ.”
Sức ảnh hưởng khổng lồ của Amazon đã khiến không ít thương hiệu buộc phải đóng cửa. Trước mối đe dọa mang tên “Amazon”, doanh nghiệp bán lẻ buộc phải lựa chọn. Một là đóng cửa các cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Hai là thu nhỏ mô hình cửa hàng để phát triển dài lâu.
Vì sao mô hình bán lẻ thu nhỏ được ưa chuộng?
Có 4 “đại xu hướng” thúc đẩy sự phát triển của mô hình bán lẻ thu nhỏ:
- Tốc độ đô thị hóa
- Nữ giới tham gia vào lực lượng lao động
- Cơ cấu hộ gia đình ngày càng thu hẹp
- Xu hướng ăn uống ở bên ngoài ngày càng gia tăng.
Trong tất cả những loại hình cửa hàng bán lẻ thì loại hình cửa hàng tiện lợi có xu hướng tăng trưởng cao nhất.
“Tiện lợi” là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến thói quen và địa điểm mua sắm của người tiêu dùng. Nhưng thế nào mới “tiện lợi”? Trong một báo cáo về xu hướng tiêu dùng khác, một cửa hàng được cho là tiện lợi phải đáp ứng đủ 5 yếu tố sau:
- Thuận tiện cho việc di chuyển
- Giờ hoạt động kéo dài
- Dễ dàng tìm kiếm sản phẩm
- Quầy thanh toán hiệu quả
- Chỗ giữ xe thuận tiện
Xu hướng chủ đạo của ngành bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh
- Xu hướng đẩy mạnh bán hàng đa kênh, tích hợp chặt chẽ từ trực tuyến đến trực tiếp
- Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
- Công nghệ không chạm và thanh toán linh hoạt (không dùng tiền mặt)
- Phát triển các mô hình siêu thị mini
Kết luận
Hiện nay có nhiều mô hình bán hàng khác nhau nhưng ở thị trường nước ta vẫn áp dụng mô hình bán lẻ là chủ yếu. Hy vọng qua bài tổng hợp về các mô hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay ISSAC cung cấp thêm thông tin, hiểu biết hơn về những mô hình bán lẻ đang được lựa chọn nhiều.

Tôi là Nguyễn Văn Thịnh người sáng lập ra thương hiệu ISAAC và ISAAC GROUP là đội ngũ đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho khách hàng ISAAC tự tin đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”.