Mô hình C2C là 1 loại mô hình giao dịch, buôn bán rất phổ biến trên toàn thế giới. Và nếu bạn chưa biết về mô hình C2C thì hãy cùng mình tìm hiểu về mô hình C2C, đặc điểm, lợi ích và mô hình kinh doanh C2C trong bài viết dưới đây của ISSAC nhé.
Mục Lục Bài Viết
1. Khái niệm mô hình C2C là gì?
Mô hình C2C là gì? C2C là viết tắt tiếng anh của cụm từ Consumer To Consumer. Tạm dịch là: Người tiêu dùng tới người tiêu dùng. Đúng như tên gọi, C2C là mô hình kinh doanh mà trong đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Thường giao dịch này sẽ được thực hiện trong môi trường trực tuyến. Thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian. Hoặc những trang web đấu giá trung gian.

2. Đặc điểm của mô hình C2C
Như đã giải thích trong phần khái niệm C2C là gì. Mô hình này sẽ là việc giao thương giữa các cá nhân với nhau. Không có sự tham gia mua bán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đặc điểm C2C sẽ sở hữu những yếu tố như:

- Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân. Vậy nên C2C cho phép khách hàng trao đổi mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Những cá nhân này không phải doanh nghiệp sản xuất, vậy nên những sản phẩm họ bán có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên vẫn được nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng.
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn. Do không còn sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ hay nhà bán buôn. Vậy nên cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
- Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán. Cũng chính vì không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất hay phía bán lẻ, bán buôn. Nên mọi sản phẩm giao dịch trong C2C sẽ không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng cũng như khâu thanh toán.
3. Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C
Một khi hiểu biết C2C là gì thì bạn nên biết rằng mô hình này mang lại những lợi ích gì khi kinh doanh? Hiện nay nhìn vào những sàn thương mại điện tử. Điển hình là Shopee là minh chứng rõ ràng nhất cho lợi ích mà mô hình C2C mang lại.
- Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng
- Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán
- Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới
4. Hoạt động trong mô hình C2C
Sau khi hiểu được khái niệm và đặc điểm của mô hình C2C là gì. Chắc hẳn bạn cũng đã mường tượng được phần nào những hoạt động trong mô hình kinh doanh này. Cụ thể, những hoạt động chủ yếu trong mô hình này sẽ là:

- Đấu giá: Đây là hoạt động phổ biến của C2C với sự xuất hiện của trang đấu giá nổi tiếng toàn cầu là eBay. Nền tảng này cho phép cá nhân đăng bán sản phẩm cá nhân của mình và đặt một mức giá sàn. Sau đó những cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm sẽ đấu giá. Người đưa ra mức giá cao nhất sẽ sở hữu được sản phẩm.
- Giao dịch trao đổi: Là hoạt động trao đổi của người dùng hoặc thông tin, trong đó người dùng sẽ trao đổi với nhau dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm khác ngang giá.
- Dịch vụ hỗ trợ: Sở dĩ giao dịch trong mô hình này là giữa các cá nhân xa lạ với nhau. Vậy nên những dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để đứng ra hỗ trợ về mặt chất lượng, thanh toán hoặc tăng độ tin cậy. Điển hình là Paypal nhằm hỗ trợ về mặt thanh toán.
- Bán tài sản ảo: Tài sản ảo ở đây là những vật phẩm trong các trò chơi mà người chơi sở hữu được. Họ sẽ đem những vật phẩm này trao đổi, buôn bán với những người chơi khác.
5. Ví dụ về mô hình C2C trong thương mại điện tử
Sau phần giải thích khái niệm C2C là gì, có thể thấy C2C hiện là mô hình nổi bật của thương mại điện tử. Ví dụ điển hình về mô hình này trong thương mại điện tử chính là sự xuất hiện của các sàn giao dịch như: Lazada, Vatgia, Sendo, Shopee, Chotot,…. Đó là những nền tảng tại đó người dùng có thể rao vặt, đăng tin bán sản phẩm của mình.

Tuy nhiên họ sẽ không cung cấp các dịch vụ khác như giao nhận, thanh toán đảm bảo. Tất cả những yếu tố này, các nền tảng thương mại điện tử đều cần thông qua một bên cung cấp dịch vụ đó. Điển hình như: Giaohangtietkiem, GHN cho vận chuyển hoặc Momo, Airpay cho khâu thanh toán. Về cách hoạt động, các tin rao bán sản phẩm sẽ được phân loại theo từng chuyên mục ngành khác nhau như: thời trang, thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử,…
6. Phân biệt C2C và B2C
Nếu bạn đã hiểu được C2C là gì. Tuy nhiên bạn đã phân biệt được khác biệt giữa mô hình này với mô hình B2C là gì?
Đầu tiên, sự khác biệt cơ bản nhất chính là ở đặc điểm cốt lõi của hai mô hình này là C2C là mô hình giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng. B2C (viết tắt của Business To Consumer – tạm dịch là doanh nghiệp tới người tiêu dùng) là mô hình bán hàng phổ biến. Được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Cụ thể, mô hình B2C là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, người bán là doanh nghiệp còn người mua là các cá nhân.
Ngược lại, mô hình C2C là giữa cá nhân với cá nhân và không có sự tham gia của doanh nghiệp. Vậy nên mô hình B2C sẽ sở hữu những đặc điểm “đối lập” với mô hình C2C. Điển hình là sự đa dạng về hàng hóa, cũng như có sự hỗ trợ trong cách thức mua hàng và phương thức thanh toán.
>> Mời bạn xem thêm: Các mô hình bán lẻ hiệu quả nhất hiện nay
7. Đánh giá mô hình C2C
Sau khi nắm rõ được các đặc điểm của mô hình C2C là gì, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh này. Vậy nên ISSAC sẽ tổng hợp lại trong phần dưới đây để bạn đọc dễ dàng nắm bắt hơn.
Ưu điểm
- Tận dụng được tối đa giá trị sản phẩm: Mô hình này giúp người có nhu cầu muốn bán những sản phẩm không có nhu sử dụng. Hoặc những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng người dùng không còn nhu cầu. Nhờ vậy mà giá trị của sản phẩm được tận dụng tối đa, không bị bỏ đi lãng phí. Thậm chí có những sản phẩm được liệt vào danh sách “hàng hiếm”. Bởi có thể nó không còn được sản xuất, nhiều người sẽ mua về để sưu tầm trưng bày.
- Mang lại lợi ích cho cả phía người bán và người mua: Như đã đề cập ở trên, mô hình này mang lại được lợi ích đồng thời cho cả hai phía. Do tính chất không có sự tham gia phía môi giới, trung gian. Vậy nên người mua và người bán có thể thoải mái định giá với nhau. Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm không bị ràng buộc bởi cách định giá truyền thống. Người bán có thể được hưởng mức lợi nhuận cao hơn. Còn người mua sẽ được mua với mức giá rẻ hơn.
Nhược điểm
- Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Vì mô hình C2C là giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Có nghĩa là sản phẩm mà người mua nhận được đến trực tiếp từ một cá nhân khác. Hoàn toàn không có sự đảm bảo từ bất kỳ một bên nào. Vậy nên rất có thể bạn sẽ nhận phải sản phẩm có chất lượng không như cam kết.
- Chưa hoàn toàn đảm bảo về mặt thanh toán: Về phía người mua, họ có thể phải chịu rủi ro là sản phẩm không đảm bảo được chất lượng thì ngược lại. Về phía người bán họ cũng phải chịu rủi ro về thanh toán. Không có một bên nào đứng ra đảm bảo rằng người mua sẽ “chắc chắn” trả tiền.
Lời kết
C2C không phải mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên nó trở nên phổ biến hơn khi mà xu hướng thương mại điện tử bùng nổ. Không thể phủ nhận rằng thương mại điện tử đã mang lại rất nhiều lợi ích tới cuộc sống của chúng ta. Từ đó cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh khác nhau và C2C là một trong số chúng. Qua bài viết trên hy vọng ISSAC đã cung cấp đủ thông tin để bạn đọc hiểu được C2C là gì, đặc điểm và lợi ích và mô hình kinh doanh này.

Tôi là Nguyễn Văn Thịnh người sáng lập ra thương hiệu ISAAC và ISAAC GROUP là đội ngũ đầu tiên đưa nền tảng giáo dục kinh doanh siêu thị, với những khóa học quản lý siêu thị và cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini đầu tiên tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho khách hàng ISAAC tự tin đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”.